Home / Việc Làm Vui / Học ngành Thiết kế công nghiệp ra sẽ làm nghề gì?

Học ngành Thiết kế công nghiệp ra sẽ làm nghề gì?

Bạn có bao giờ hứng thú nhìn ngắm kệ sách của bạn và tự hỏi nó sẽ trông đẹp hơn và tiện lợi hơn nếu màu sắc và thiết kế nên phải như thế này hay thế kia không?

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng có những giây phút và ý tưởng ‘điên rồ’ nào đấy… Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến hình thức các vật dụng, đồ đạc quanh mình thì có thể bạn nên tìm hiểu về nghề thiết kế công nghiệp (TKCN).

Kết quả hình ảnh cho ngành Thiết kế công nghiệp

I. Công việc của người thiết kế công nghiệp:

Thiết kế công nghiệp (hay còn được gọi là mỹ thuật công nghiệp) là một trong những công việc quyết định đến “diện mạo” của mỗi nhãn mác hàng hóa và sự thành công của mỗi thương hiệu. Những nhà TKCN là những người tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp như bao bì, trang trí nội thất, thời trang, tạo mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật, đồ gia dụng, sản phẩm ăn uống, y tế, mỹ phẩm và cả đồ chơi cho trẻ em, tạo cho chúng có những nét độc đáo, nổi bật.

Chúng ta hãy cùng trải qua 1 ngày làm việc của Doug Buck, một nhà TKCN người Úc, 31 tuổi, người tạo nên ‘hình thức bên ngoài’ của nhiều sản phẩm gia dụng và cả đồ chơi cho trẻ em.

Một ngày bình thường, Dough phải làm nhiều việc như gặp gỡ các nhà thiết kế, nhân viên bộ phận bán hàng, bộ phận tiếp thị và bộ phận sản xuất để thảo luận về thiết kế cho những sản phẩm “tuyệt vời” mới như “sản phẩm đồ tặng kèm theo cho trẻ em của một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh”, “một bộ đồ chơi cho chương trình của một hãng hàng không dành cho trẻ em” hay thậm chí “một dụng cụ nhà bếp hấp dẫn cho trang bìa của một tạp chí”. Dough phác thảo thiết kế sản phẩm, sau đó sử dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế (CAD) để xây dựng thiết kế ba chiều. Dough cũng phải dành một phần thời gian mỗi ngày tìm hiểu những chất liệu mới cho những thiết kế của mình. Mỗi tối, Dough phải đến thăm các nhà máy sản xuất các sản phẩm theo thiết kế của anh để kiểm định chất lượng sản phẩm. Công việc khiến Dough phải di chuyển liên tục giữa các nước Úc, Nhật Bản, Hong Kong… Điều khiến Dough yêu công việc của mình nhất là: “Tôi phải làm việc với nhiều dự án mỗi ngày. Tôi phải bắt đầu với trạng thái thật thư giãn và xem xét sản phẩm hoặc một ý tưởng và phát triển ý tưởng hoặc sản phẩm đó thú vị hơn.”

Làm nhân viên TKCN không cần phải là một thiên tài có khả năng sáng tạo cao. Có rất nhiều yếu tố quyết định một sản phẩm có thành công hay không. Bạn không cần vẽ giỏi, điều quan trọng hơn là bạn luôn nghĩ đến những sản phẩm và biết chắc rằng sản phẩm đó dễ sản xuất. Bạn cũng cần biết sử dụng phần mềm đồ họa để giúp các chuyên viên thiết kế ngành cơ khí, cũng như các ngành công nghiệp khác để có khả năng thiết kế với tốc độ nhanh và chất lượng tốt hơn. Quan trọng nhất là bạn phải có khả năng giao tiếp với rất nhiều người: nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị và làm việc nhóm.

II. Ngành thiết kế công nghiêp – Ngành có nhiều triển vọng trong xã hội:

Ngày nay, sản phẩm tiêu dùng phát triển, các sản phẩm có công dụng như nhau thì kiểu dáng hấp dẫn thị hiếu khách hàng sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm và được xem là mục tiêu quan trọng của nhà sản xuất. TKCN tạo ra những sản phẩm mới lạ, đẹp, tiện dụng sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng… Vì vậy, đây là ngành có nhiều triển vọng trong xã hội.

Tại Úc, số lượng nhà thiết kế công nghiệp, thời trang và đồ trang sức dự báo sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2016-2017. Số lượng lao động hiện tại trong ngành này là 12.200 lao động và dự báo tăng 27% trong vòng 5 năm tới. Mỗi năm lại có khoảng 9,3% số lao động này về hưu hoặc chuyển sang ngành khác tạo nên nhiều cơ hội việc làm mới (Theo Joboutlook). Úc cũng là nước có mức lương trung bình dành cho người thiết kế cao nhất 54.858 USD/năm (khoản 115 triệu đồng/năm). Ở châu Á, Singapore là điểm đến hấp dẫn của các nhà thiết kế trẻ với mức lương 33.773 USD/năm cùng nhiều đãi ngộ của chính sách thu hút nhân tài.

Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn chỉ là một ngành của tương lai, hiện tại đang khá chật vật tìm thị trường. Đối với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, TKCN vẫn còn bị coi là chuyện xa xỉ. Tuy nhiên, với sự tiếp nhận các công ty sản xuất lớn đầu tư vào Việt Nam, các nhà TKCN sẽ chuyển đổi sang những lĩnh vực “phi truyền thống” bao gồm các vị trí trong những công ty tiếp thị và chiến lược. Ngành TKCN sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh, tiềm năng lớn. Nhu cầu chuyên gia thiết kế sẽ gia tăng trong vài năm tới như là một sự cộng hưởng tự nhiên của sự phát triển kinh tế Việt Nam.

III. Để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp, nên bắt đầu từ đâu?

Nếu bạn thật sự quan tâm và muốn theo học ngành này thì rất nhiều trường tại Việt Nam và nước ngoài cung cấp khóa đào tạo và cấp bằng chuyên ngành TKCN và thiết kế sản phẩm hoặc mỹ thuật công nghiệp. Ở Hà Nội và khu vực miền Bắc nói chung có Viện ĐH Mở, ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội (có cơ sở tại TP HCM), ĐH Kiến trúc…. Ở miền Trung có trường Nghệ thuật Huế thuộc ĐH Huế. Tại TP.HCM có khoa Mỹ thuật công nghiệp thuộc Hồng Bàng, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM…

Nguồn dantri

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About admin

Check Also

Kiến trúc sư – Nghề hào hoa nhất trong các nghề

Nếu nghề bác sĩ nắm giữ sự sống cho con người, nghề làm báo định …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *