Home / Việc Làm Vui / Thiết kế nội thất – Nghề “đắt sô”

Thiết kế nội thất – Nghề “đắt sô”

Mặc dù du nhập vào Việt Nam đã khá lâu nhưng lĩnh vực thiết kế, trang trí nội thất mới chỉ thật sự được chú ý trong một vài năm trở lại đây và thường bị lầm tưởng với nghề kiến trúc.

Khác với kiến trúc sư, họa sĩ thiết kế, trang trí nội thất là người chịu trách nhiệm chính trong việc tạo cho không gian ngôi nhà bạn thật trang trọng, hợp lý, đẹp mắt và giàu tính nghệ thuật; tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi bằng nhiều vật liệu nội ngoại thất độc đáo. Phần lớn các công ty thiết kế nội thất (TKNT) đều thực hiện từ A tới Z các dịch vụ. Từ việc tư vấn, cung cấp các vật liệu, đến thiết kế, thực hiện. Điều đó có nghĩa là họ “ôm sô” từ ý tưởng thiết kế cho đến khi hoàn thành công trình.

Hình ảnh có liên quan

I. Thiết kế nội thất – Nghề đắt hàng và thiếu người

Cô Trần Thu Hà, Phó trưởng khoa Nội thất, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đánh giá, nghề TKNT hiện nay khá phát triển, nhất là trong lĩnh vực thiết kế thương mại, quán café và văn phòng và nghề thiết kế nội thất trở thành nghề hot.

Đặc biệt, khi đời sống phát triển, loại hình căn hộ, nhất là căn hộ cao cấp xuất hiện ngày càng nhiều, càng có nhiều người quan tâm đến TKNT cho nhà ở. Trước đây, kiến trúc sư thường đảm nhận cả kiến trúc lẫn nội thất nhưng ngày nay, chủ nhà đòi hỏi nội thất không chỉ đẹp mà phải thể hiện cái gu thẩm mỹ riêng, đòi hỏi phải có người chuyên về TKNT đảm nhận.

Một trong những yếu tố khiến nghề này trở nên “thời thượng” đó là dễ xin việc, thu nhập không giới hạn con số. Không gian của mỗi ngôi nhà, mỗi căn phòng mà họ tạo ra là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, chưa từng có và nó được tạo ra bởi sự sáng tạo tự do của nhà TKNT.

Chỉ nói vậy thôi cũng đã đủ khiến cho nhiều bạn trẻ say mê công việc này rồi. Lương khởi điểm đối với sinh viên ngành TKNT dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng, nhiều bạn có khả năng, giỏi ngoại ngữ có thể nhận được mức lương tại các công ty nước ngoài từ 700-900 USD/tháng, riêng đối với cấp quản lý trong ngành TKNT, lương có thể lên đến 2.500 USD/tháng.

Theo cô Thu Hà, hàng năm, tại TP.HCM có khoảng 1.000 người tốt nghiệp chuyên ngành TKNT tại các trường ĐH. Có nhiều trường đào tạo nghề này như ĐH Kiến trúc, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Văn Lang, ĐH Hồng Bàng, ĐH Kỹ thuật công nghệ, Trường ADS… Tuy nhiên, quy luật đào thải ở ngành này khá khắc nghiệt nên phải thực sự yêu nghề, kiên nhẫn thì mới có thể trụ lại.

Nhiều chuyên gia ngành xây dựng nhận định, tuy tình hình xây dựng đang chậm lại nhưng nhu cầu cho nghề TKNT vẫn khá cao. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nhân lực ngành TKNT thừa nhân lực chất lượng thấp – trung bình nhưng lại thiếu nhân lực chất lượng cao.

Theo anh Lê Hiếu- Giám đốc thiết kế Công ty cổ phần Kiến Trúc 360, đội ngũ nhân lực làm TKNT được đào tạo chưa đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của xã hội. Các kiến trúc sư và họa sĩ nội thất sau khi tốt nghiệp gần như phải học lại từ đầu và tự học thông qua công việc. Anh Lê Hiếu dẫn chứng: “Bạn bè cùng khóa với tôi có 10 người, hơn một nửa đã dần chuyển sang các công việc có liên quan nhưng không làm sâu và đúng chuyên ngành. Điều này dẫn đến hiện trạng là nguồn nhân lực có kinh nghiệm và tâm huyết dần mai một”.

II. Để trở thành một chuyên gia thiết kế, trang trí nội thất bạn cần những gì?

Yếu tố đầu tiên cần phải có đó là khiếu thẩm mỹ cao. Khả năng phối màu sắc và bày trí theo không gian cũng như thiết kế các vật liệu sao cho phải đảm bảo sự hài hòa với kiến trúc tổng thể lại vừa mang tính mỹ thuật cao cho công trình là điều sẽ quyết định bạn có phải là một dân nội thất chuyên nghiệp hay không.

Yếu tố thứ 2 quan trọng không kém đó là sự sáng tạo, khả năng quan sát, tìm tòi và học hỏi những xu hướng mới, chất liệu mới của thế giới để đảm bảo luôn mang lại cho khách hàng những mẫu thiết kế mốt nhất, sàng điệu nhất.

Kỹ sư Huỳnh Ngọc Thanh Bình làm việc ở một công ty tư vấn giám sát thuộc Bộ Xây dựng nhận định: trong lĩnh vực xây dựng, TKNT là một trong những ngành đắt giá. Nếu kiến trúc sư là người phác thảo những nét tổng quan của công trình thì chuyên viên TKNT là người phác họa chi tiết cho công trình đó.

Người TKNT phải nắm vững được kết cấu, bố cục của công trình để phác thảo chi tiết nội thất bên trong cũng như cách bố trí các phòng sao cho vừa hợp lý, vừa đẹp. Do đó, người TKNT cần có óc sáng tạo và thẩm mỹ, có sự nhạy bén trong cách chọn lựa chất liệu, xu thế trang trí nội thất.

Một trong những yếu tố nữa cũng cần cho người thiết kế nữa như anh Lê Anh Tuấn – Giám đốc Công ty Cổ phần thiết kế Đông Dương cho biết: “Làm nghề này phải là người sành điệu. Vì khách hàng đều là những người có điều kiện kinh tế, có hiểu biết, nên mình phải hiểu biết hơn khách hàng trong lĩnh vực mà mình làm. Có trình độ, hiểu biết, có khả năng chuyên môn mình mới có được lòng tin của khách hàng”. “Người sành điệu” trong nghề TKNT nghĩa là luôn nắm được xu hướng mới của thế giới, đặc biệt là việc hiểu về các chất liệu mới trên thị trường. Bên cạnh đó, anh Tuấn nhấn mạnh: “Một người TKNT muốn giỏi phải là một người đi đây đi đó nhiều, đặc biệt là đi nước ngoài và luôn luôn quan sát”.

Họa sĩ có thể làm việc một mình và có thể hoàn thành tác phẩm của mình không cần sự hợp tác của người khác. Trang trí nội thất thì khác hoàn toàn – bạn phải làm việc với kiến trúc sư công trình, các kỹ sư chuyên ngành, các nhà cung cấp vật liệu và ngay cả công nhân thi công hay sản xuất… Vì vậy kỹ năng làm việc cộng tác, giao tiếp và phối hợp với nhiều ngành nghề khác để công việc được triển khai nhẹ nhàng, đúng tiến độ cà chất lượng cũng cần được bạn rèn luyện.

TKNT là nghề đắt giá trong giới trẻ và đang “khát” nhân lực nhưng để thật sự nắm được “vàng” trong lĩnh vực này đòi hỏi người thiết kế cần phải hội tụ đủ những yếu tố trên để thành công với nghề.

Nguồn dantri

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About admin

Check Also

Kiến trúc sư – Nghề hào hoa nhất trong các nghề

Nếu nghề bác sĩ nắm giữ sự sống cho con người, nghề làm báo định …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *