Cháu đam kê kiến trúc và bố cháu cũng là kiến trúc sư. Nhưng nhiều người nói con gái học và làm nghề này vất vả.
Chị Vân thắc mắc: ” Con gái tôi đang học lớp 11 trường dân lập có tiếng ở Hà Nội. Cháu đạt học sinh giỏi các năm phổ thông, học đều các môn và muốn chọn ngành Thiết kế kiến trúc (bố cháu là kiến trúc sư) dù mọi người nói con gái học kiến trúc và làm nghề này vất vả.
Dự định thi ĐH Kiến trúc khoa Thiết kế và ĐH Mỹ thuật Công nghiệp khoa Thiết kế nội thất có phù hợp với thời điểm thi, môn thi hay không? Xin cho biết còn trường nào cháu có thể học để làm nghề thiết kế? Cháu rất đam mê thiết kế kiến trúc. Xin giúp gia đình tôi có hướng dẫn để lựa chọn phù hợp với cháu. “
Chia sẻ cùng chị Vân có nhiều ý kiến chia sẻ như sau:
” Em gái anh học ở trường Xây Dựng khoa Kiến trúc, nay đã ra trường. Anh thấy ra trường nó làm việc ko vất vả lắm. Công việc của nó là vẽ thiết kế nhà dân dụng nên làm việc với máy tính là chính, và thỉnh thoảng ra công trường đề xem thực tế công việc thế nào. Làm nghề này khởi điểm quan trọng nhất là có người hướng dẫn ban đầu, được thực tập/làm việc trong khi học, em đã có bố là Kiến trúc sư thì là 1 thuận lợi lớn. ” – chia sẻ từ anh Hải.
” Tôi là kiến trúc sư, tôi không có ý định hướng nghiệp 2 cô con gái tôi vào nghề kiến trúc vì tôi hiểu sự khó khăn và vất vả của phụ nữ nếu muốn thực sự vươn lên trong nghề này. Còn tất nhiên nếu các cháu thực sự đam mê và kiên quyết bảo vệ ước mơ của mình thì tôi sẽ tôn trọng lựa chọn của các cháu. ” – anh Phúc cho rằng.
” Hãy để cho đam mê được cất cánh. Hơn nữa cháu đã có nền tảng của bố. Vất vả hay không là do cách mình làm. ” – chị Hạnh cho hay.
” Theo tôi, nghề nào cũng vất vả. Nếu có đam mê, thì sẽ vững quyết tâm để vượt khó khăn hơn. Bằng cấp chỉ là chiếc vé để lên một chuyến xe, còn để đến đích, hoặc dừng chân ở đâu là phụ thuộc sự năng động mỗi người. Ngoài Đh Kiến trúc, còn có đại học Xây dựng và nhiều trường đại học Dân lập khác dạy Kiến trúc. ” – Lời nhận xét từ anh Vinh.
Nguồn vnexpress