Home / Việc Làm Vui / Ủng hộ hay ngăn cản con theo học ngành Thiết kế?

Ủng hộ hay ngăn cản con theo học ngành Thiết kế?

Tuy ngành Thiết kế không còn xa lạ trong xã hội ngày nay nhưng dường như cha mẹ Việt vẫn còn giữ những tư tưởng “ngại đổi mới” khiến nhiều ước mơ của các bạn học sinh phải bỏ ngỏ.
Tại Việt Nam, câu hỏi lớn nhất mà các vị phụ huynh đặt ra khi con em mình chọn trường, chọn ngành sau khi tốt nghiệp THPT chính là: “Học ngành đó ra trường làm gì? Liệu có dễ xin việc? Lương bao nhiêu?…”.

Hình ảnh có liên quan

Có lẽ ít phụ huynh nào quan tâm: “Con mình thích làm gì? Nó có đam mê với ngành học mình định hướng không? Mình ủng hộ (phản đối) việc chọn trường này sẽ ảnh hưởng đến con như thế nào?…”.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào những băn khoăn của các bậc phụ huynh về ngành nghề thiết kế. Để từ đó, bố mẹ sẽ có cái nhìn bao quát, đúng đắn hơn về việc “ủng hộ hay can ngăn” con đến với ngành học này.

Cơ hội nào mở ra cho các nhà thiết kế?

Trong các năm gần đây, những ngành như: Thiết kế Đồ hoạ, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Nội thất hay Làm phim Kỹ thuật số luôn nằm trong Top 1 những ngành nghề hot nhất bởi đem lại vô số các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.

Chia sẻ tại buổi Tốt nghiệp và Khai giảng vừa qua của Trường Đào tạo Quốc tế UniDesign, bà Đàm Thị Quỳnh Lương (Trưởng phòng Nhân sự – Công ty truyền thông đa phương tiện ADT) cho biết: “Theo thống kê từ những doanh nghiệp tuyển dụng thì cứ 10 tin đăng tuyển lại có 1 tin về thiết kế. Và dự đoán nhu cầu tuyển dụng này sẽ còn tăng lên trong khoảng 7% trong những năm tiếp. Mức lương khởi điểm cũng rất hấp dẫn, có thể là 10 triệu đồng với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc kinh nghiệm 1 năm. Thậm chí khi làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài thì mức lương có thể từ 1.000 – 2.000 $.”

Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương khởi điểm hấp dẫn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Thị trường thương mại điện tử bùng nổ, các doanh nghiệp mọc lên như nấm khiến việc cạnh tranh càng thêm khốc liệt. Để phát triển đòi hỏi mỗi công ty, thương hiệu phải không ngừng sáng tạo, đổi mới trong nhận diện, hình ảnh quảng bá, nhãn mác sản phẩm… Chính vì vậy mà các doanh nghiệp thường “mạnh tay” chi trả mức lương hậu hĩnh và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chiêu mộ các bạn thiết kế tài năng.

Chưa bao giờ các designer lại trở nên “đắt giá” đến vậy. Trong khi các khối trường chuyên ngành kinh tế, kĩ thuật “báo động” về việc sinh viên thất nghiệp nhiều sau khi ra trường; thì tại UniDesign, nhiều cơ hội việc làm đã đến với sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Học cái cần, làm cái biết là cách để thành công

“Đứng trên phương diện của một nhà tuyển dụng, một chủ doanh nghiệp, tôi cũng cảm nhận được sự vất vả khi phải đào tạo các bạn sinh viên ít kinh nghiệm có thể làm được việc thực tế. Vậy nên để rút ngắn thời gian và công sức đào tạo sau khi sinh viên ra trường, tại sao không dạy sinh viên những gì ta cần dùng, điều mà các bạn sẽ phải làm trong môi trường doanh nghiệp?” – Giảng viên Trần Minh Hiếu (Tổng giám đốc công ty cổ phần AGS, Trưởng chuyên ngành Nội thất UniDesign) chia sẻ.

Với các trường đào tạo, mời được những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đồng thời đang làm chủ doanh nghiệp hay trực tiếp làm nghề về giảng dạy, chia sẻ cho sinh viên là một điều sáng suốt và quý giá. Những kiến thức thực tế, ví dụ cụ thể sẽ giúp sinh viên hiểu nhanh, nhớ lâu và áp dụng tốt hơn vào công việc.

Cô Đào Thị Lan Anh (phụ huynh học sinh) phát biểu tại buổi lễ khai giảng của con mình: “Tôi mới chỉ biết đến ngành thiết kế cách đây mấy tháng. Nhưng tôi tôn trọng lựa chọn của con và cũng được nhà trường UniDesign củng cố niềm tin nên đã đồng ý cho con theo học. Chính việc nhà trường cam kết việc làm sau khi ra trường cho sinh viên đã tác động rất lớn đến phụ huynh chúng tôi. Thay vì nuôi con 4, 5 năm đèn sách nhưng chưa biết tương lai sẽ làm gì, thì tôi chọn con đường mà cháu yêu thích. Học trong 2 năm để nắm vững kiến thức chuyên ngành và đảm bảo chắc chắn một công việc sau khi ra trường.”

Nguồn dantri

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About admin

Check Also

Kiến trúc sư – Nghề hào hoa nhất trong các nghề

Nếu nghề bác sĩ nắm giữ sự sống cho con người, nghề làm báo định …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *